Quán Hẹn Hò

Thơ non, thơ già, thơ ghẹo, thơ thẩn, thơ thơ. Xin đọc và ôm bụng cười, hay bứt tóc gãi tai tìm nàng ... thơ...

Moderators: CNN, khieulong

User avatar
khieulong
Posts: 6757
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

Sao vội vã đi không một lời từ giã
(Như một lời tiễn đưa anh Trần Tự Giác )


Biết rằng đời .....rồi ai cũng phải ra đi
Sao vội vã đi ....không một lời từ giã
Cơn mưa chiều qua sao bỗng buồn chi lạ
Mưa ngọn sầu đông mưa đẫm ướt trong lòng

Đang ở nơi nào anh còn nhớ nhau không
Những tiếng cười vui bao tháng ngày kỷ niệm
Giọng hát ngày xưa đã trở thành hoài niệm
Tình cảm trao nhau đầy ắp những ngọt ngào

Sáng thức giấc mong chỉ là giấc chim bao
Tiếng chim hót ngoài vườn đang báo mùa xuân đến
Ôi cơn đau nào bỗng dâng trào tình thương mến
Nước mắt đong đầy ...từng giọt thấm lên môi

Thôi thì hãy đi thôi .....nếu phải đi thôi....
Cứ để lại đây bè bạn anh vơi những nỗi ngậm ngùi
Một sáng mai đưa anh ...mãi về miền miên viễn
Những tiếng nấc của ai .....
nghẹn ngào trên từng bước chân buồn đưa tiễn ...

Có phải một lúc nào ...
ngày tháng hoá cuồng điên
Hãy thật hiền ngoan trong giấc ngủ bình yên ....


Khiếu Long
Last edited by khieulong on Wed Aug 21, 2013 3:02 am, edited 1 time in total.

User avatar
tieuvuvi
Posts: 2822
Joined: Sun Nov 26, 2006 1:29 pm
Been thanked: 3 times
Contact:

Post by tieuvuvi »

[center]
Image


Nén hương lòng
(Như một lời tiễn đưa anh ĐCCB Trần Tự Giác
tạ thế ngày 25/12/2010)


Phượng hoàng gãy cánh giữa đêm thanh
Thảng thốt nghe tin lá rụng cành
Một kiếp nhân gian hoàn cát bụi
Nửa đời duyên nợ trả trời xanh
Sông Mây ngày ấy vui đôi bóng
Trăng lạnh từ nay khuyết nửa vành
Thổn thức lòng đau hương thắp nén
Nghìn thu vĩnh biệt tiễn đưa anh

Nghìn thu vĩnh biệt tiễn đưa anh
Bỏ lại cuộc vui dứt mộng lành
Lìa thế trầm luân đầy vọng ảo
Lánh đời tân khổ lắm phù danh
Ba sinh hẹn ước giờ cam lỗi
Bằng hữu tâm giao nỡ phụ đành
Kẻ ở người đi sầu nặng trĩu
Dòng thơ từ tạ tiếc thương anh


Tiểu Vũ Vi

[/center]
Image

User avatar
khieulong
Posts: 6757
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

Dòng Nhạc đa diện của nhạc sĩ Anh Bằng

Lê Ngọc Châu
(Munich, Đức Quốc)
Thành thật mà nói, tôi ít nghe đến tên tuổi của các nhạc sĩ nổi danh của miền Nam Việt Nam (NVN) nếu ngược dòng thời gian, ôn lại quá khứ.
Vào thập niên 60 tôi mới chỉ là một cậu học trò trung học, lại sinh sống tại một tỉnh lỵ của miền Trung khô cằn sỏi đá nên thiếu cái may mắn của
người Sài Thành để nghe biết nhiều đến các ca nhạc sĩ thời bấy giờ, có chăng chỉ thỉnh thoảng xem thấy trên Ti-Vi hay nghe qua Radio thì được
nghe giới thiệu đến tên tuổi của ca nhạc sĩ. Mãi đến gần cuối thập niên 60 cá nhân tôi mới nghe nói về ca nhạc sĩ nhiều hơn, trong đó phải kể đến
những nhạc sĩ tâm lý chiến của NVN qua những bài hát động viên tinh thần yêu nước, vinh danh người lính Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) như quý
nhạc sĩ Anh Bằng, Lam Phương, Trúc Phương, Duy Khánh, Trần Thiện Thanh, Trầm Tử Thiêng, Nguyễn văn Đông, Lê Dinh, Minh Kỳ, Hoài
Linh ..v..v….Hầu hết những nhạc sĩ kê trên lần lượt cho ra đời những sáng tác chống lại các bản nhạc mang tính chất ru ngủ, đánh phá chế độ
VNCH do các tên văn công, văn nô nằm vùng ấn hành mà sau 30-04-1975, khi căn nhà NVN “bị cháy, bị nhuộm đỏ” thì chúng mới bị lòi mặt
chuột ra, những kẻ mà theo tôi nếu chúng ta là người Việt tị nạn chân chính không buồn nhắc đến chứ đừng nói chi chuyện bày đặt tổ chức kỷ
niệm đám “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản” này, đó là chưa nói đến chuyện vc và tay sai nhớ ơn chúng (một thành phần tuy sống ở miền Nam
VN nhưng chỉ tìm cách phá nát ngôi nhà chúng núp bóng, đâu đóng góp gì cho chế độ VNCH!) cũng đã đủ rồi thì đâu cần ai khác ở hải ngoại nói
riêng làm thêm chi cho mệt nếu thật sự có tinh thần quốc gia!
Tết Mậu Thân 1968, cách đây đúng 40 năm khi còn ở Việt Nam, tôi tình cờ nghe được qua đài phát thanh, truyền hình một bài hát mà thời đó
được rất nhiều khán thính giả ưa thích, đó là bài “Đêm Nguyện Cầu”, với những lời lẽ phản ảnh thảm cảnh đau thương trên quê hương VN, hay
đúng hơn tại xứ thần kinh Huế:

Thượng Đế hỡi có thấu cho Việt Nam này
Nhiều sóng gió trôi dạt lâu dài.
Từng chiến đấu tiêu diệt quân thù bạo tàn.
Thượng Đế hỡi hãy lắng nghe người dân hiền.
Vì đất nước đang còn ưu phiền.
Còn itếng khóc đi vào đêm trường triền miên …


để rồi khẩn thiết cầu xin đấng tối cao hãy thương xót
quê hương VN:

Có những lúc itếng chuông đêm đêm vọng về rừng sâu
Rưng rưng tôi chấp tay nghe hồn khóc đến rướm máu
Quê hương non nước tôi ai gây hận thù tội tình
Nhà Việt Nam yêu dấu ơi bao giờ thanh bình?


Tác giả bài “Đêm Nguyện Cầu” là Lê Minh Bằng, một
cái tên xa lạ lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường âm
nhạc ở miền Nam Việt Nam . Về sau, khi vào Sài Gòn
ghé nhà sách Khai Trí tìm mua bản nhạc này trước
khi đi xa tôi mới khám phá thêm lời giới thiệu sau đề tựa:
“Kính dâng tổ quốc mến yêu.
Chân thành ghi ơn những người đã và đang chiến đấu cho hòa bình Việt Nam .
Lê Minh Bằng, Quốc khánh 1966”

Tôi đã ghi nhận tên Lê Minh Bằng (LMB) trong trí óc mình và chẳng biết LMB là ai. Sau này mới hiểu LMB là tên của ba nhạc is thành danh ghép
lại, Lê từ Lê Dinh, chữ lót Minh từ Minh Kỳ và Bằng từ tên của nhạc is Anh Bằng.
May mắn được chính phủ VNCH cho xuất dương du học nên từ phương trời xa tôi không còn dịp nghe hay xem truyền hình để biết thêm về giới
ca nhạc is NVN. Tuy nhiên bắt đầu từ vài năm nay, tình cờ vướng vào “nghiệp văn nghệ văn gừng nhưng rất tài tử” nên tôi tìm hiểu, mới khám
phá được thêm cái hay, sự thâm thúy của thơ nhạc nói riêng, nhất là kể từ khi “tự học mò làm Slide Show”, được nhạc is Phạm anh Dũng dịch ra
và đặt tên là “Linh Ảnh Nhạc”.
Dần dà tôi biết về nhạc is Anh Bằng (ns AB) nhiều hơn nữa sau khi hai người bạn thân khác phái của tôi vốn có nghệ is tính đầy mình, một đàn em
ở Mỹ và một ở Bắc Âu viết điện thư đùa là chắc tôi “mắc nợ” từ kiếp trước nên mới thực hiện Slide Show (pps) và còn nghịch nói “anh sẽ còn nợ
dài dài …. chưa hết đâu”. Có lần người bạn ở Bắc Âu hỏi có biết bài “Anh Còn Nợ Em” không, của nhạc is Anh Bằng đó. Tôi đã nghe bài này
trong vài sinh hoạt cộng đồng tại địa phương, nhận thấy hay nhưng nào có biết là của ns AB. Thế rồi tôi lên In-tờ-Nét tìm “Anh Còn Nợ Em” và
làm cho người bạn nữ này một pps (Power Point with Sound), đặc biệt với bản nhạc này và cô at rất thích. Mà không thích sao được khi người
phụ nữ nghe những lời thơ rất trữ tình của thi is Phan Thành Tài, được ns Anh Bằng phổ nhạc thật nhẹ nhàng, lôi cuốn sau đây:

Anh còn nợ em, dòng xưa bến cũ
Dòng xưa bến cũ, con sông êm đềm
Anh còn nợ em, chim về núi nhạn
Trời mờ mưa đêm, trời mờ mưa đêm
Anh còn nợ em, nụ hôn vội vàng
nụ hôn vội vàng, nắng chói qua song
Anh còn nợ em, con tim bối rối
Con tim bối rối, Anh còn nợ em …


Chắc chắn nhiều cặp tình nhân thích bài hát này! Chàng trai nào lại khờ dại đến độ từ chối nếu mà người yêu thầm thì bên tai: Anh còn nợ em, nụ
hôn vội vàng, nụ hôn vội vàng, nắng chói qua song, Anh còn nợ em, con tim bối rối, Con tim bối rối, Anh còn nợ em”. Nợ kiểu này được lồng
vào với âm điệu yêu thương qua dòng nhạc của Anh Bằng, nhất là khi một mình ngồi nghe nữ danh ca Thiên Kim hát để rồi tưởng tượng ….này kia
thì quá tuyệt!
Gần đây, cũng người bạn ở Bắc Âu, thường thích nghe nhạc hỏi tôi có biết, đã nghe sáng tác mới của Anh Bằng chưa, hình như bản nhạc mang tên
“Anh Còn Yêu Em” khi Anh Bằng đã ngoài 80, hay và tình lắm. Tôi trả lời chưa, rồi đi dạo trên In-tờ-Nét nhưng không tìm ra. Bây giờ mới biết và
phải khâm phục ns Anh Bằng sao mà chứa đựng “tình yêu” trong người nhiều thế:

Anh còn yêu em, Nụ hôn sim tím, áo nhàu qua đêm,
Anh còn yêu em, như rừng lửa cháy,
anh còn yêu em, như ngày xưa ấy,
Anh còn yêu em, Lồng tim rạn vỡ,
anh còn yêu em, bờ vai mười sáu…


Trời ơi, có tuổi mà tình yêu còn mãnh liệt như vị thành niên thì làm sao giới thanh niên thiếu nữ hay nói chung mọi giới tuổi không thích sao được.
Qua lời nhạc, tôi thầm nghĩ chẳng biết mình có được như vậy khi về già?.
Còn nhiều bản nhạc tình khác nhưng xin tạm gác lại, giờ cho tôi đề cập đến “quê hương”.

Tuy tôi chỉ trải qua thời trung học ở Việt Nam nhưng vốn là dân miền Trung, được sinh ra và lớn lên trong thời chiến nên ít nhiều cũng đã chính
mắt nhìn thấy hoàn cảnh của những người lính VNCH thời đó, điển hình qua anh em bà con tôi nên rất có cảm tình với những ca nhạc is sáng tác
hay chuyển đạt những lời hát, dòng nhạc viết tặng, nghĩ đến những chiến is đang ngày đêm nơi ven rừng góc biển lo gìn giữ an ninh cho hậu
phương chúng at được có những ngày sống tương đối thanh bình dù việt cộng và tay sai nằm vùng lúc đó luôn tìm cách gây khủng bố. Vì thế tôi
cũng đã biết đến “Anh Itền Tuyến, Em Hậu Phương hay “Anh Về Thủ Đô, Tôi Nhớ Tên Anh “ …., nói lên những chuyện tình, tinh thần biết ơn
giữa anh em quân nhân đang dầm mưa dãi nắng ở itền tuyến và những người tình, người thân của lính tại hậu phương ...

Và vào lúc cuộc chiến đang lên cao, nhạc is Anh Bằng cũng đã cho ra đời nhiều ca khúc viết về lính nên ns Anh Bằng đã được thính giả NVN thời
đó yêu mến, đón nhận như: ”Nửa Đêm Biên Giới” với thể điệu Bolero:

Mẹ ơi . . . quê hương lầm than
Làm trai . . . hai vai nợ mang
Ngồi đây trong sương khuya trắng trên đầu non
Con . . . biết quê xa mẹ mong chờ
Tin chiến không còn
Thời gian . . . không phai lòng son
Trường Sơn . . . không ngăn tình con
Ngày nao con ra đi nhớ câu mẹ khuyên
Yêu . . . nước như yêu mẹ hãy còn
Giữ trong linh hồn


hoặc “ Căn Nhà Ngoại Ô” rất thơ mộng, đã đưa nữ ca is Kim Loan lên đài danh vọng:

Tôi ở ngoại ô, một căn nhà tranh có hoa thơm trái hiền
Cận kề lối xóm, có cô bạn thân sớm hôm lo sách đèn
Hai đứa chưa ước hẹn lấy một câu, chưa nghĩ đến mai sau
Nhưng đêm thức giấc ngỡ ngàng


Nghe lòng thương nhớ biết rằng mình yêu …
và để rồi, khi biết mình trót lỡ yêu thầm nhớ trộm thì lại phải chia tay nhau vì hoàn cảnh. Bối cảnh này được phác hoạ tuy đơn sơ nhưng rất khéo
léo, sâu sắc, hàm chứa nồng nàn tình yêu cũng như lồng vào bài hát tinh thần yêu nước của người trai thời chiến nên chiếm được sự ái mộ của
thính giả:
Khi hiểu được nhau, thời gian gần gũi đã trôi qua mất rồi
Nào còn những lúc, hái hoa vườn trăng suốt đêm vang itếng cười
Tôi bước theo itếng gọi của người trai, tha thiết với tương lai
Tôi xa anh sáng phố phường, xa người em nhỏ lên đường tòng chinh

DK:
Là chinh nhân tôi bạn với sông hồ
Tình yêu em tôi nguyện mãi tôn thờ
Và yêu không bến bờ …


Sau đó, tôi cũng đã được nghe bản nhạc khác mang tên “Nếu vắng Anh” do ns Anh Bằng sáng tác, phổ nhạc bài thơ “Cần Thiết” của thi is Nguyên
As. Bài hát này được giới trẻ rất yêu thích vì nội dung có những câu thơ rất lãng mạn, phản ảnh rõ nét tuổi mơ mộng thời còn cấp sách đến trường,
đại học hay cảnh đưa người yêu đi dạo như:

Nếu vắng anh ai dìu em đi chơi trong chiều lộng gió,
Nếu vắng anh ai đợi chờ em khi sương mờ nẻo phố,
Nếu vắng anh ai đón em khi tan trường về,
kề bóng em ven sông chiều chiều, gọi tên người yêu …


Cũng Tết Mậu Thân 1968, dù lúc bấy giờ tôi đang theo học lớp cuối cùng bậc trung học, dù chưa trưởng thành nhưng đã nhìn thấy thảm cảnh do
Việt cộng gây ra tại tỉnh lỵ tôi ở và kinh hoàng hơn khi biết được những hình ảnh dã man do vc và tay sai tạo ra trong ngày Tết Mậu Thân và sau
đó tại nhiều nơi của miền NVN và nhất là tại cố đô Huế mà trong số nạn nhân có thân nhân tôi. Tôi kinh hoàng để rồi dễ thông cảm hơn qua
“Chuyện Một Đêm” của ns Anh Bằng, do một nhân chứng sống sáng tác trong dịp Tết Mậu Thân:


Chuyện một đêm khuya nghe itếng nổ nổ vang trời
Chuyện một đêm khuya ôi máu đổ đổ lệ rơi
Chuyện một đêm khuya nghe itếng than trong xóm nghèo
Mái tranh lửa cháy bốc lên ngun ngút trời cao
Bà mẹ đau thương như muối đổ đổ trong lòng
Chạy giặc ôm con qua những cảnh cảnh lầm than
Và người con yêu đã chết trên tay lúc nào
Xót xa vạt áo trắng hôm nay hoen máu đào …


Tôi không hiểu những kẻ một thời thiên tả, làm tay sai cho vc và những kẻ bây giờ vẫn mù quáng chạy theo csBV có còn chút tình cảm để xót xa
khi nghe, đọc qua những dòng nhạc sau đây:


Ai, ai giết con tôi?
Ai cướp con tôi giữa cơn mộng đêm thái bình?
Ôi thương lời nói tội tình, hàm bao đớn đau
Giờ mẹ con đành cách nhau …

(Chuyện Một Đêm của ns Anh Bằng)
Nhạc is Anh Bằng, người lính tâm lý chiến VNCH đã sáng tác nhiều bản nhạc diễn tả tâm trạng của những ai từng phục vụ quê hương, đất nước
trong thời chiến chinh như: Gót Chinh Nhân, Nỗi Lòng Người Đi, Lạy Mẹ Con Đi, Nửa Đêm Biên Giới, Sài Gòn Thứ Bảy …
Chưa hết, vì yêu quê hương nên sau khi sang định cư tại Mỹ và có lẽ không cầm lòng được khi nhìn thấy những thảm trạng xảy ra tại quê nhà sau
30-04-1975 nên ns Anh Bằng đã đóng góp với phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ với bản nhạc “Nổi Lửa Đấu Tranh”, rất hùng:

Đốt đuốc lên ! At đốt đuốc lên !
Cho tình anh em Việt Nam đoàn kết
Thắp nến lên ! At thắp nến lên !
Xua ngàn tối tăm ra ngoài trái tim cùng một lời nguyền

Đốt đuốc lên ! At đốt đuốc lên !
Cho cờ vàng lên rực cao Tổ quốc
Thắp nến lên ! At thắp nến lên
Cho màu sáng thơm da vàng Việt Nam


Bàn tay anh, bàn tay em, bàn tay treo nắng trên đường phố
Bàn chân anh, bàn chân em, bàn chân ngăn bão táp phong ba
Cờ trong tay, đèn trong tay, lòng hăng say itến lên ngày mới
Nối dây ân tình, nối lửa đấu tranh, nối lửa đấu tranh...


Như tôi đã đề cập ở trên, có thể nói nhạc is Anh Bằng là một nhạc is tiên phong trên lãnh vực phổ thơ thành nhạc. Sau này ở hải ngoại cũng có
nhiều người đi theo chiều hướng này như nhạc is Phạm Anh Dũng, nữ thi is kiêm nhạc is Miên Du Đà Lạt, Hà Lan Phương … Nhạc is Anh Bằng
đã phổ nhạc rất nhiều bài thơ mà kể từ khi học, biết làm pps và phải vào In-tờ-Nét tìm nhạc tôi mới khám phá ra như: Ai Bảo Em Là Giai Nhân (thơ
Lưu Trọng Lư), Chuyện Giàn Thiên Lý (thơ Yên Thao), Chuyện Hoa Sim (thơ Hữu Loan), Cô Bé Môi Hồng (thơ Như Mai), Kỳ Diệu (thơ Nguyên
As), Inềm Tin (thơ Nhất Tuấn) hay Trúc Đào (thơ Nguyễn Tất Nhiên) …
Tình cờ tìm được bài “Bướm Trắng”, lời thơ của Nguyễn Bính mà tôi từng nghe qua khi còn học bậc trung học nên tôi lại xí xọn tìm hình ảnh ghép
lại làm thành pps bản nhạc tình này, do Anh Bằng phổ nhạc (hy vọng sẽ được phổ biến trên 1 hay 2 websites và khi đó sẽ giới thiệu Link để đồng
hương xem/nghe sau). Thực hiện pps xong tôi gởi mời anh Việt Hải mà tôi mới quen gần đây, một nhà văn có biệt danh là Việt Hải Los Angeles
(VHLA) xem cho vui thì anh VHLA viết điện thư qua nói tôi cố gắng viết bài đóng góp nhân Lễ Mừng Thượng Thọ của nhạc is Anh Bằng, tuổi
đáng bậc chú tôi mà rất itếc vì không gian và thời gian chưa cho phép nên tôi chưa có hân hạnh một lần hội kiến và đây cũng là nguyên nhân bài
tạp ghi tài tử này được thành hình.


Thi is Nguyễn Bính và nhạc is Anh Bằng đã cho thính giả thưởng thức “Bướm Trắng”, một bản nhạc rất trữ tình, nhẹ nhàng nhưng sâu sắc qua lời
thơ, điệu nhạc:

Nhà nàng ở cạnh nhà tôi, cách nhau cái dậu mồng to xanh rờn,
Hai người sống giữa cô đơn, Nàng như cũng có nỗi buồn giống tôi
Giá đừng có dậu mồng to, thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng.
Tôi chiêm bao rất nhẹ nhàng, có con bướm trắng thường sang bên này
Bướm ơi! Bướm hãy vào đây, cho at hỏi nhỏ câu này chút thôi

Tại sao không thấy nàng cười (?) …


Phải công nhận, Anh Bằng là một nhạc is đa tài. Không những chỉ giỏi nhạc mà Anh Bằng còn là một thi is dựa theo những dòng nhạc ông đã sáng
tác. Có lẽ vì trong người ẩn chứa một tâm hồn thi is đầy lãng mạn tính nên ông at đã cho ra đời nhiều bản nhạc tình nổi itếng, chẳng hạn như: Anh
Cứ Hẹn, Anh Không Lại, Chuyện Tình Người Con Gái Ao Sen, Cõi Buồn, Hồi Chuông Xóm Đạo, Nước Mắt Một Linh Hồn, Sầu Lẻ Bóng, Qua Ngõ
Nhà Em ….
Ngoài loại nhạc viết về lính vì nhạc is Anh Bằng vốn là người trong cuộc, bên cạnh nhạc tình, những bản nhạc gợi nhớ quá khứ hay phác hoạ hình
ảnh quê hương, chúng at nhận thấy thêm một điều nữa là nhạc của Anh Bằng còn phản ảnh đời sống xã hội, với nhiều bất hạnh. Bản nhạc “Nó” mà
tôi được biết vào thập niên 70 khi đang sống xa nhà đã làm cho tôi khựng lại, buồn nhiều cho đất nước mình sao lắm lầm than mà nguyên nhân
theo tôi những ai dù lý do này hay lý do khác cho đến nay cũng chưa muốn hiểu nên biết là do cộng sản Bắc Việt (csBV) gây ra, bởi lẽ rất giản dị
nếu csBV đừng có tham vọng thôn tính, nhuộm đỏ NVN và nếu mà nhà ai nấy ở thì làm gì có thảm cảnh chiến tranh (?) :



Thằng bé âm thầm đi vào ngõ nhỏ
Tuổi ấu thơ đã mang nhiều âu lo
Ngày nó sống kiếp lang thang
Ngẩn ngơ như chim xa đàn, nghĩ mình tủi thân muôn vàn
Mẹ nó qua đời nên đời nó khổ
Một chén cơm chiều nhưng lòng chưa no
Cuộc sống đói rách bơ vơ
Hỏi ai ai cho nương nhờ, chuỗi ngày tăm tối bơ vơ
Đêm đêm nó ngủ một manh chiếu rách co ro
Một thân côi cút không nhà ...


Nói đến chuyện gợi nhớ về quá khứ làm tôi nhớ đến một chuyện nhỏ khác. Có lần tôi viết bài tạp ghi mang tên ”Mùa Hè Trong Thi Ca Tuổi Học
Trò” mà tôi đã dựa theo Net đề trích từ “Hoa Học Trò” của Trần Thiện Thanh và Hoàng Lan (TTT & HL). Gởi cho bạn tôi là nhạc sĩ Phạm Anh
Dũng (PaD) xem giải trí thì PaD cho biết 100% bài thơ đó không phải của TTT & HL. Về sau mới rõ “Hoa Học Trò” do thi is Nhất Tuấn sáng tác
và nhạc is Anh Bằng phổ nhạc đặt tên là “Bây Giờ Còn Nhớ Hay Không”. Qua đó tôi mới biết thêm về người nhạc is này và hiểu tại sao giới trẻ
thích nhạc của ông. Ai lại chẳng một thời không ngồi mài đít ghế nhà trường và thế nào cũng có vài kỷ inệm lúc thời còn đi học nên đón nhận
dòng nhạc chất chứa nhiều kỷ inệm, đẹp như một bức tranh vẽ rất nhanh:

Bây giờ còn nhớ hay không?
Ngày xưa hè đến phượng hồng nở hoa
Ngây thơ em rủ anh ra
bảo nhặt hoa phượng về nhà chơi chung
Bây giờ còn nhớ hay không?
Bây giờ còn nhớ hay không? …


(Bây Giờ Còn Nhớ Hay Không của Anh Bằng)

Nhiều văn is tên tuổi đã viết về nhạc is Anh Bằng. Tôi nói riêng cảm phục nhạc is Anh Bằng nhờ qua Internet khi tìm nhạc của ông để thực hiện
pps. Từ đó mới biết thêm về người nhạc is đa tài này. Tình cờ anh VHLA lại nói tôi hãy cố gắng viết bài đóng góp với Văn Đàn Đồng Tâm trong
dịp ra mắt sách „Chủ Đề Anh Bằng“ nên tôi, một người tuy ít am hiểu về nhạc nhưng cũng đã mạo muội viết bài tạp ghi này giới thiệu nhạc is Anh
Bằng. Vì thế chắc chắc không tránh khỏi thiếu sót, kính mong quý bậc trưởng thượng trong giới văn nghệ is hoan hỉ cho.

Tóm lại, trong khoảng thời gian tương đối thanh bình vào cuối thập niên năm mươi và đầu thập niên sáu mươi, gần như dân chúng ở miền Nam
Việt Nam đều quen thuộc với những nỗi đau trong dòng nhạc của Anh Bằng, với những ca khúc mang những vết thương rỉ máu và có lẽ nỗi đau
ảnh hưởng khá nhiều đến tác giả, khiến ông chuyển hướng, giới hạn sáng tác nhạc tình của mình để trực itếp hoặc gián itếp đóng góp khả năng
của ông qua những ca khúc ca ngợi cuộc chiến đấu cho tự do dân chủ mà tôi đã đề cập ở trên. Đây mới là điểm son của nhạc is Anh Bằng hay của
những đồng nghiệp của ông như quý nhạc is Trần Thiện Thanh, Lam Phương, Minh Kỳ, Lê Dinh, Trúc Phương … khác xa so với những tên nhạc
is phản chiến, trốn trách nhiệm. Qua đó, nhạc is Anh Bằng xứng đáng để cho chúng at vinh danh, theo tôi!

Còn rất nhiều bản nhạc thật hay và trữ tình của nhạc is Anh Bằng nhưng tôi không thể trích dẫn hết được. Và trước khi kết thúc bài tạp ghi này tôi
mạn phép giới thiệu một khía cạnh khác của nhạc is Anh Bằng để thấy rằng ông at không những là một nhà làm nhạc giỏi, một thi is đầy lãng mạn
tính mà còn là người đong đầy tình cảm. Dù mất mẹ khi còn quá trẻ nhưng Anh Bằng hầu như không quên hình ảnh người Mẹ, được thể hiện rõ
nét qua bài hát „Khóc Mẹ Đêm Mưa“:


Có những lần con khóc giữa đêm mưa
Khi hình mẹ hiện về năm khói lửa
Giặc đêm đêm về quê at vây khốn
Bắt cha đi mẹ khóc suốt đêm buồn
Ôi thương mẹ vất vả sống nuôi con
Đi vội về sợ con thơ ngóng chờ
Nhưng mẹ đi không bao giờ về nữa
Ngã trên đường tức tưởi chết trong mưa.


Lê Ngọc Châu
(Munich_Đức, 30-12-2008)

User avatar
tieuvuvi
Posts: 2822
Joined: Sun Nov 26, 2006 1:29 pm
Been thanked: 3 times
Contact:

Post by tieuvuvi »

[center]
Image
[/center]
Image

User avatar
tieuvuvi
Posts: 2822
Joined: Sun Nov 26, 2006 1:29 pm
Been thanked: 3 times
Contact:

Post by tieuvuvi »

Image

Bonne Annee 2011 anh Ngọc Tuấn, anh Phu De, anh Caolynn, anh Toàn Năng, anh Toàn Paris
Last edited by tieuvuvi on Wed Aug 21, 2013 2:28 am, edited 1 time in total.
Image

User avatar
tieuvuvi
Posts: 2822
Joined: Sun Nov 26, 2006 1:29 pm
Been thanked: 3 times
Contact:

Post by tieuvuvi »

[center]
Image


Trường Tương Tư 71
Dạ Khúc Tình Xuân


Anh có nghe không tiếng nhạc ngân
Khẽ khàng thánh thót khúc đàn xuân
Hạt mưa lóng lánh giàn thiên lý
Làn gió rung rinh khóm cúc tần
Nức nở xót xa chờ bóng nhạn
Nghẹn ngào tha thiết gọi tình quân
Từ tâm em viết lời yêu dấu
Trút cạn tương tư gói trọn vần


PTMC

Tiểu Vũ Vi
01/01/2011


[/center]
Image

User avatar
khieulong
Posts: 6757
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

Đi Trong Mưa

Ta nhớ mãi ngày xưa
Thích đi hoài trong mưa
Giữa chiều thương đô thị
Đi mấy cũng không vừa

Thuở ấy trời mưa bay
Ta thường uống rượu say
Rồi đi trong thành phố
Nhìn trời mưa bay bay

Ta đi mãi suốt ngày
Lòng bâng khuâng cô độc
Chẳng thương nhớ một ai
Lá vàng rơi trên vai

Mưa rơi lá vàng rơi
Ta đi mãi trong đời
Một mình trong gió lạnh
Ngày ấy đã xa rồi



Ha Ai Khanh

User avatar
khieulong
Posts: 6757
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

Những Màu Áo Mùa Xuân

Mùng ba em mặc áo xanh
Chùm hoa đào thắm trên cành chào xuân
Hàng cây dài nỗi bâng khuâng
Như ta ...vẫn mãi ngại ngần lời yêu

Mùng bốn em áo xanh rêu
Trái tim vẫn có nhiều điều thiết tha
Đưa tay hái nụ qùynh hoa
Trao em kỷ niệm món qùa yêu thương

Mùng năm áo tím vấn vương
Vàng tươi mai mở rợp đường nhà ai
Ừ thì xuân bất tái lai
Quên đi ngọn gió u hoài cuối đông

Mùng sáu áo đỏ sang sông
Em cô dâu giữa pháo hồng vương bay
Thế là xuân tận từ đây
Tình như sương khói tháng ngày yêu em ....


Khiếu Long
Last edited by khieulong on Wed Aug 21, 2013 2:53 am, edited 1 time in total.

User avatar
VuPhong
Posts: 2910
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

RMS “TUYỂN TẬP THƠ VĂN NHẠC”
CỦA DƯƠNG VIẾT ĐIỀN

Phong Vũ


California chưa từng mưa như thế. Mưa ngập đất ngập trời. Mưa như biển cả bốc hơi cạn ráo để trút xuống thành cơn hồng thủy. Rồi đến cuối tuần, trời lại le lói nắng. Một chút thôi cũng đủ làm ấm lòng những kẻ đến tham dự buổi ra mắt sách của Hạ Ái Khanh, hay cũng là nhà văn Dương Viết Điền.

Lúc đầu chỉ là những dự định mơ hồ của bộ ba Phước Lộc Thọ: Quỳnh Giao, Phong Vũ và Dương Viết Điền. Chỉ là những lời nói quanh quẩn một buổi chiều trời thẩm màu tím than phương tây, bên kia dưới đồi Calabasas. Nhưng rồi thành sự thật. Sao lại không nhỉ ? Sao không là một buổi trình làng tác phẩm thứ 9. Và cũng là buổi tiệc Tất Niên của câu lạc bộ Tình Nghệ Sĩ kia mà ! Thế là bắt đầu từ bước một nhé. Đặt nhà hàng này. Viết chương trình này. Mời khách này. Làm thiệp mời này. Tất cả từng hạt kết thành chiếc vòng lóng lánh nắng ngày Chúa Nhật 26 tháng Chạp, cuối năm 2010 .

Cũng lại Diamond Seafood Palace ! Hình như Văn Đàn Đồng Tâm và Tình Nghệ Sĩ có duyên văn nghệ với ngôi nhà hàng đẹp đẻ này. Hay tại cách bài trí sáng mắt, đẹp lòng bên trong. Hay cũng tại cái sân khấu, nhỏ thôi, nhưng thật thơ mộng với bức màn tím đen lóng lánh đính sao sáng? Không biết tại sao, nhưng các buổi liên hoan văn nghệ đều đã diễn ra tại đây, từ mấy năm nay !

Sao hai tuần hồi hộp, van vái trời đất ngưng mưa, ngừng bão, Cuối cùng toại nguyện. Ngày Chúa Nhật đã thật đẹp nắng, đẹp trời. Cái không khí lang mang lạnh, của những ngày cuối năm đưa lòng người muốn gần gũi nhau hơn. Chương trình bắt đầu lúc 11 giờ, thế mà đã có người đến sớm hơn. Họ đứng nói chuyện truớc hiên chờ nhà hàng mở cửa. Quỳnh Giao, trưởng ban tổ chức nên đã tất bật đến sớm nhất. Chị hôm nay vận một chiếc áo dài cổ rộng, màu hoa hồng trắng trông thật đẹp và trang nhả . Anh chị Dương Viết Điền thì là chủ trì nên cũng đến sớm với hai cô con gái mà một trai (hợp thành Hạ-Ái-Khanh).
Phong Vũ là người viết chương trình nên cũng đã đến chung với nhà văn Việt Hải (Chủ bút Văn Đàn Đồng Tâm). Hai cánh cửa kính dày rộng mở, mọi người tuần tự vào ghi tên trước bàn tiếp tân, và mua sách với dòng chữ kỷ niệm của NV Dương Viết Điền đang ngồi ký. Ban nhạc Hoài Hương với nhạc sĩ Keyboard Khanh, Đoàn Thảo và bộ Tứ ca Khánh Vân, Lan Hương, Xuân Thanh, Vũ Hùng đã vào từ lúc nào, và đang sửa soạn khí cụ âm thanh.

Khách đến đông đảo dần, ngồi kín các chiếc bàn tròn phủ khăn trắng và các chiếc ghế có thắt chiếc nơ hồng to tướng. Có gần hai trăm khách mời tham dự. Tiếng nhạc bắt đầu vang vang, với giọng hát của Lan Hương, Khánh Vân, Xuân Thanh, Vũ Hùng trên sân khấu. Cũng là ban nhạc thân quen, nên các ca sĩ đã bắt đầu “chào sân” ngay cho ấm cúng không khí.
Đúng theo chương trình: 12:00 PM đúng ngọ, Cao Minh Hưng, Phong Vũ và Quỳnh Giao lên sân khấu chào mừng quan khách, và cử hành nghi lễ chào quốc kỳ quốc ca thân yêu của miền Nam khi trước. Mọi người cùng cất tiếng hát bài quốc ca trong nỗi xúc cảm dâng trào. Rồi ca sĩ Lan Hương cất tiếng hát quốc ca Hoa Kỳ thật long trọng. Phút mặc niệm cũng là giây phút thiêng liêng để mọi người cùng nhớ đến sự hy sinh của chiến sĩ VNCH bỏ mình vì nước.

Quỳnh Giao và Phong Vũ đọc tên các quan khách hiện diện. Nhận thấy có GS Nguyễn Thanh Liêm, GS Lê Văn Khoa, Ông bà Giáo sư Song Thuận, Nhạc sĩ Diệu Hương, nhạc sĩ Ngô Tín, nhà văn Nguyễn Hữu Của (Phó Chủ tịch hội Văn Bút Tây Nam Hoa Kỳ), Việt Hải Chủ bút Văn Đàn Đồng Tâm, Minh Tuấn (Tình Nghệ Sĩ San Diego), ông bà BS Cao Minh Hưng và Ngọc Bích. Ký giả Nguyễn Kinh Doanh, Ký giả Hoàng Phúc, Ký giả Thanh Huy, nhà văn Vương Trùng Dương, ký giả Lê Bình (Nàng Magazine Sanjose) . Nhà thơ Phan Bá Thuỳ Dương. Nhà văn Huyên Chương Quý . Ký giả Nguyên Huy. Nhà thơ Khiêu Long và nhà thơ Nguyễn Ngọc Tuấn (San Diego), nhà thơ Bích Ty, BS Phạm Nguyên Lương, Nhà văn Thiết Trượng, BS Lê Đình Ái và phu nhân. Họa sĩ Lê Thuý Vinh, Bữu Tịnh và Steve Bữu. Phóng viên Lê Huỳnh, ca sĩ Billy Hùng, Ca sĩ Xuân Thanh, Lan Hương, Khánh Vân, Vũ Hùng, nhạc sĩ Khánh, Đoàn Thảo. Ca sĩ Hà Trúc Mai, ca sĩ Hạnh Cư, Ký giả Ninh Thuận. Nhóm vũ Hùng Sử Việt gồm Quỳnh Hoa, Dạ Lan, Bích Đào, Kim Bích, An Hảo, Phương Lan. Ca sĩ Như Ngọc Hoa, Ca sĩ Ngọc Tuyết, Thuý Nga. Nhạc sĩ Nguyên Thảo. Cựu Trung tá Nguyễn Tri Tấn và phu nhân (Sư đoàn 1 Bộ Binh, VNCH). Nhóm thân hữu Bình Điềnvà Ái Tử. Nhóm thân hữu Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt. Nhóm cựu Phi Công Không Đoàn 110 , thuộc sư đoàn 1 Không quân Đà Nẵng, VNCH. Ca sĩ Evis Huy, Tiến sĩ Mai Thanh Triết. Ông bà Phạm Khanh (Hiệu trưởng trường Việt ngữ Văn Lang ở San Fernando).

Sau đó, BS Cao Minh Hưng (Hội trưởng Tình Nghệ Sĩ) giới thiệu Phong Vũ lên nói về tác giả . Dương Viết Điền là một cựu sĩ quan Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt. Sau năm 75, ông bị đi tù cải tạo với cấp bậc Đại Uý, và bị lao động khổ sai suốt 10 năm dài. Ông được thả và đi theo chương trình HO định cư ở Hoa Kỳ vào năm 1990. Ông bắt đầu sáng tác mạnh và xuất bản nhiều tác phẩm thơ, văn nhạc …

Phong Vũ giới thiệu cô MC Minh Phương - một xướng ngôn viên có giọng nói mượt mà như lụa lên để cùng điều hợp chương trình.

- MC Minh Phương giới thiệu nhóm Vũ Hùng Sử Việt. Bài hát “Thương Về Xứ Huế” được ca sĩ Quỳnh Hoa hát cùng với những vũ điệu duyên dáng của các cô Dạ Lan, Bích Đào, Kim Bích, An Hảo, Phương Lan. Các cô mặc áo dài tha thướt, tay che nón lá bài thơ của xứ Huế cổ kính và thơ mộng. Điệu vũ được mọi người tán thưởng nhiệt liệt.

- Ký giả Thanh Huy (cộng sự viên của nhật báo Việt Báo) lên diễn thuyết về tác phẩm ra mắt “Tuyển Tập Thơ Văn, Nhạc”. Với giọng nói êm đềm, ký giả Thanh Huy đã mô tả những nét hay đẹp của từng chương sách. Như một công trình to lớn (sách dày hơn 500 trang) của nền văn học hải ngoại.

-Phong Vũ giới thiệu một tiết tấu độc đáo, đến từ một người cũng độc đáo, và điêu luyện. Nhạc sĩ Classical Guitar Ngô Tín, qua dòng nhạc Flamenco nổi tiếng Âu Châu. Đã từng tổ chức và trình diễn trong các đêm nhạc thính phòng với các ca sĩ như Tuấn Ngọc, Thanh Lan, Ý Lan.. Nhạc phẩm nổi tiếng của anh "Em Bây Giờ Mắt Biếc" do Tuấn Ngọc hát rất thành công, hay CD "Broken Wing (Uyên Ương Gãy Cánh) của anh cũng có số phát hành rất cao..Hôm nay Ngô Tín đến với Tình Nghệ Sĩ qua tiếng đàn Tây Ban Cầm điêu luyện và đặc biệt của anh.

-BS Cao Minh Hung giới thiệu nhà văn Lê Anh Dũng lên nói về tác phẩm và tác giả - sách và con người. Lê Anh Dũng có giọng nói chân thật, pha chút dí dỏm khiến người nghe rất hoan nghênh.

-Đặc biệt hoạ sĩ Lê Thúy Vinh đã thân tặng một bức tranh sơn dầu rất đẹp - vẽ “Một cô gái Huế” để tặng cho anh chị Dương Viết Điện. Như một món quà văn nghệ, để nhớ Huế yêu thương.

Phong Vũ giới thiệu một màn trình diễn độc đáo, có một không hai ở các show hải ngoại. Một “Impersonator” đã xuất hiện như “ King Of Rock and Roll” Elvis Presley - Ca sĩ Elvis Huy đã xuất hiện trong y phục và phong cách trình diễn của một Elvis Preley rất thật. Anh gây hào hứng và kích động với khán giả bởi giọng hát trầm ấm và điệu bộ điêu luyện của anh.

-Minh Phương giới thiệu: BS, và nhạc sĩ Cao Minh Hưng. Một người tài hoa về cả văn lẫn nhạc. “Tài” thì là một bác sĩ chuyên chữa trị bệnh nhân. Còn “Hoa” thì sẽ giới thiệu một ca sĩ Cao Minh Hưng qua nhạc phẩm do chính anh sáng tác " Lời Nguyện Cầu Đêm Noel"

-Minh Phương giới thiệu: để cùng nhau nhớ lại những thập niên 70 vàng son của một thời nhạc trẻ Sài Gòn. Hôm nay chúng ta có sự góp mặt của ca sĩ Billy Hùng, một người chuyên trị nhạc trẻ. Anh trình diễn một bài hát có tên “Unchain Melody”. Được biết anh sẽ tổ chức một show ca nhạc có tên “ Sài Gòn Kỷ Niệm Vũ Trường Trước 75” tại nhà hàng Emeral Bay vào ngày 26 tháng hai tới đây. Để giới thiệu và nhắc nhở lại các giọng hát hàng đầu một thời của Sài Gòn.

-Minh Phương giới thiệu: Một kỹ sư, một ca sĩ và là một nhạc sĩ tài hoa đến từ thành phố biển xanh mây trắng. Minh Tuấn qua nhạc phẩm “Em Sài Gòn” do chính anh sáng tác. Một nhạc phẩm đang được nhiều người ưa chuộng trên Cyber Net .

-Phong Vũ giới thiệu: Một ca sĩ có giọng hát trầm ấm của ban nhạc Hoài Hương. Ca sĩ Vũ Hùng hát bài “Đôi Mắt” do chính anh sáng tác. Sau đó anh đã ngâm một bài thơ trích trong sách “Tuyển tập Thơ-Văn-Nhac”.
- Minh Phương giới thiệu: Mùa xuân đã thấp thoáng bên thềm. Nàng xuân đã sửa soạn xiêm y để tha thướt trở lại với đất trời. Ca sĩ Như Ngọc Hoa qua nhạc phẩm Hoa Xuân.

-Minh Phương giới thiệu: ca sĩ Ngọc Tuyết qua nhạc phẩm “Nhớ Một Chiều Xuân”.

-Minh Phương Cao Minh Hưng giới thiệu : Nguyên Thảo. một người bạn mới của Tình Nghệ Sĩ. Hôm nay cô góp mặt để chung vui. Cô trình tấu hai bài guitar classic và violine cổ điển hai bài nhạc của BS Cao Minh Hưng sáng tác “Phương Đỏ Mùa Đông” và “Yêu Em Ngàn Năm”.
- Phong Vũ giới thiệu “nhà thơ Quỳnh Giao” tác giả của thi tập “Trong Ta Ngậm Ngùi” sẽ trở lại sân khấu để điều hợp mừng Sinh Nhật các anh chị em trong Tình Nghệ Sĩ.

Quỳnh Giao, Minh Phương gọi tên các anh chị em có sinh nhật trong các tháng lên sân khấu:
- Tháng 10: cô Thu Hảo, nhạc sĩ Diệu Hương, ca sĩ Khánh Vân , ca sĩ Hoàng Đình Nguyên.
-Tháng 11: nhà văn Nguyễn Hữu Của, ca sĩ Diễm Chi, ca sĩ Mỹ Lan, ca sĩ Hạnh Cư.
-Tháng 12: nhà văn Việt Hải, Quỳnh Giao, ca sĩ Lan Hương và Phong Vũ .
Tất cả cùng cắt bánh sinh nhật và hát bài “Happy Birthday”.

Phong Vũ, Minh Phương mời Hội trưởng Tình Nghệ Sĩ Cao Minh Hưng, chủ bút VDDT Việt Hải, Trưởng nhóm Tình Nghệ Sĩ San Diego Minh Tuấn cùng lên sân khấu chúc mừng tất niên 2011 và nâng ly mừng với anh chị em.

Minh Phương giới thiệu: Một đôi song ca đến từ thành phố cực Nam của Hoa Kỳ, San Diego. Một đôi song ca “Thi Huệ và Như Ngọc Hoa” đến với nhạc phẩm tươi vui “Xuân Miền Nam”.

Phong Vũ giới thiệu một ca sĩ dễ thương. Cô cũng là người mẫu cho các họa sĩ và nhiếp ảnh gia. Sở trường cô là các loại nhạc thính phòng. Ca sĩ Hà Trúc Mai qua nhạc phẩm “Khúc Thụy Du”. Thơ Du Tử Lê. Nhạc Anh Bằng.

-Minh Phương giới thiệu: Phong Vũ trong nhạc phẩm “Riêng Một Góc Trời” của Ngô Thụy Miên.

-Minh Phương giới thiệu ca sĩ Hạnh Cư qua nhạc phẩm: “Bài Thánh Ca Buồn” .

- Minh Phương giới thiệu: ca sĩ Thúy Nga qua nhạc phẩm “Đường Xưa Lối Cũ”

-Trao phần MC âm nhạc lại cho ban nhạc Hoài Hương . Ca sĩ Lan Hương, Khánh Vân, Xuân Thanh cùng thay nhau hát .

3: 30 PM Cả nhóm Tình Nghệ Sĩ cùng lên sân khấu hát bài “Ô Me Ly” như một thông lệ để chấm dứt chương trình .

Theo như các phóng viên và ký giả báo chí có mặt tại chỗ thì buổi ra mắt sách hôm nay của nhà văn Dương Viết Điền đã thành công về phẩm lẫn lượng. Số khách tham dự đông đảo. Nhà văn Dương V Điền ngồi ký tặng sách mỏi cả tay, trong lúc khách vẫn đứng xếp hàng chờ mua sách . Không khí tưng bừng vui nhộn với các màn trình diễn văn nghệ đặc sắc.

Một ngày vui cho nhà văn Dương Viết Điền và thân hữu. Cũng là một ngày vui cho Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ. Trời bên ngoài vân khô ráo, hứa hẹn một tuần lễ cuối năm tốt đẹp, mỹ mãn vừa lòng mọi người. Văn học Việt Nam có thêm một tác phẩm mới trình làng “Tuyển tập Văn Thơ Văn Nhạc “ để làm phong phú thêm cho nền văn chương tự do, nơi hải ngoại.

Chiều cuối năm 26 tháng chạp, 2010
Phong Vũ
Image

User avatar
khieulong
Posts: 6757
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image
Last edited by khieulong on Wed Aug 21, 2013 2:54 am, edited 1 time in total.

Post Reply